6 công cụ miễn phí giúp chạy các ứng dụng Windows trên Linux

Khi bạn sử dụng Linux có một số ứng dụng có chỉ có thể chạy trên windows, đặc biệt là các file EXE , vậy để chạy trên Linux bạn làm như thế nào khi bạn không thể tìm được một ứng dụng tương đương trên Linux? Sau đây mình sẽ đưa ra 6 công cụ hoàn toàn miễn phí cũng như 6 giải pháp để giải quyết vấn đề trên.
1. Wine

Wine là một ứng dụng mở rộng mã nguồn mở của Windows API, đứng đầu danh sách trong các ứng dụng tương tự của X, OpenGL và Unix. Wine là một lớp có khả năng tương thích để chạy các chương trình Windows. Wine không yêu cầu phải có Microsoft Windows, nhưng nó là một công cụ mở rộng thay thế hoàn toàn miễn phí của Windows API, bao gồm 100% mã không phải của Microsoft, nhưng lại có thể sử dụng được các tập tin DLL của Windows. Wine cung cấp hai công cụ, một cho việc trích nhập các mã nguồn Windows vào Unix cũng như bộ dẫn chương trình, cho phép khá nhiều các chương trình chưa được “chế lại” của Microsoft có thể chạy trên Unix nền x86, bao gồm Linux, FreeBSD, Mac OS X, và Solaris.

Thông tin chi tiết và tải về phần mềm tại http://www.winehq.org/

2. VirtualBox
  VirtualBox là một gói phần mềm ảo hóa x86, khởi thủy do một công ty của Đức sáng tạo ra và hiện nay do Sun Microsystems phát triển, nằm trong nền tảng ảo hóa xVM của Sun. VirtualBox cần phải được cài trên một hệ điều hành chủ. Với ứng dụng này, các hệ điều hành bổ sung, được coi là các hệ điều hành khách có thể được cài và chạy, dựa vào một nền tảng ảo. Hỗ trợ các hệ điều hành chủ bao gồm Linux, Mac OS X, OS/2 Warp, Windows XP và Vista, Solaris, trong khi các hệ điều khách được hỗ trợ gồm có FreeBSD, Linux, OpenBSD, OS/2 Warp, Windows và Solaris.

Xem chi tiết tại http://virtualbox.org/


3. QEMU

QEMU là một công cụ mã nguồn mở, có chức năng mô phỏng và ảo hoá. Khi sử dụng như là một bộ máy mô phỏng QEMU có thể chạy vô số hệ điều hành cùng các chương trình của một máy trên nhiều máy (trong chiếc PC của bạn). Sử dụng hệ thống dịch động, kết quả đạt thực thi được rất tốt. Khi sử dụng như một bộ máy ảo hoá, QEMU đạt được hiệu suất hoạt động gần tương đương với mức độ gốc khi thực thi các mã khách trực tiếp từ CPU chủ. Trong trường hợp này, bạn cần nhờ tới QEMU Accelerator (kqemu). Phương thức ảo hoá yêu cầu cả máy chủ và khách đều phải sử dụng vi xử lý tương tích x86.

Xem chi tiết và tải về tại http://bellard.org/qemu/
 

4. Bochs

Bochs là một công cụ mô phỏng mã nguồn mở không cần cài đặt viết bằng C++, có thể chạy trên hầu hết các nền tảng. Công cụ này bao gồm CPU mô phỏng CPU Intel x86, các thiết bị I/O thông thường và cả BIOS. Bochs có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành bên trong hệ thống mô phỏng bao gồm Linux, DOS, Windows 95/98, NT, 2000,XP và Vista.
  
Xem chi tiết tại http://bochs.sourceforge.net/
 

5. rdesktop 
rdesktop là một trình khách mã nguồn mở của Windows Terminal Services, có thể tạo một giao thức đa kênh Remote Desktop Protocol (RDP) kết nối Windows và các hệ điều hành khác. rdesktop hỗ trợ Windows 2000 Server, Windows Server 2003, Windows Server 2008, Windows XP, Windows Vista và Windows NT Server 4.0. Hiện rdesktop chạy trên hầu hết các nền tảng UNIX với X Windows System, một cổng khác để kết nối với Windows.

Tải về tại đây http://www.rdesktop.org/
 

6. Xen 
Một công cụ ảo hoá theo chuẩn công nghiệp, mã nguồn mở và đầy sức mạnh, đầy đủ tính năng và an toàn cho việc ảo hoá với x86, x86_64, IA64, PowerPC, và các cấu trúc CPU khác. Xen hỗ trợ một loạt các hệ thống máy khách bao gồm Windows®, Linux®, Solaris®, và một loạt các hệ điều hành BSD (Berkeley Software Distribution ).

Tải công cụ này về tại http://www.xen.org/
 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Rất mong các ý kiến của các bạn khi đọc bài viết này !